Lịch sử phát triễn hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

Trước cách mạng công nghiệp (cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ thứ 20) quá trình tạo ra sản phẩm chỉ dựa vào lao động thủ công vừa là người sản xuất, vừa là người kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình thông qua khả năng và tại nghệ của chính mình, mà không chú ý đến nhu cầu của khách hàng.

Trong hai giai đoạn của cách mạng công nghiệp đã có sự chú trọng tập trung vào sản xuất sao cho có hiệu quả, chia nhỏ công việc và chuyên môn hóa chúng dựa trên máy móc sản xuất hiện đại. Để đảm bảo sản phẩm sản xuất một cách chính xác người ta đưa vào bộ phận "kiểm soát chất lượng". Một số người tiên phong trong kiểm soát chất lượng đã đưa ra một số lý thuyết mới, phương pháp mới nhằm duy trì và kiểm soát chất lượng - đây chính là nền tảng cho những hoạt động "đảm bảo chất lượng" tiên tiến

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã tiên đoán được rằng "cải tiến chất lượng" sẽ mở ra một thị trường mới và đó là sự cần thiết đối với sự sống còn của quốc gia họ. Đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, với một nguồn lực ít ỏi. Tuy nhiên, hơn 20 năm theo đuổi mục tiêu chất lượng, với những thành tựu đạt được chưa từng có, thì các nước Phương Tây vẫn đình trệ

Các nước Phương Tây và Bắc Mỹ mà đại diện là nước Mỹ - độc quyền trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo, và nền kinh tế gần như thiếu mọi thứ sản phẩm tiêu dùng. Cuộc cách mạng chất lượng của Mỹ thực sự bắt đầu vào những năm 1980, sau khi đưuọc đánh thức bởi nhan đề của một tờ báo "Nếu Nhật có thể... tại sao chúng ta không thể". Điều này cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong cách suy nghĩ về chất lượng của Mỹ. Hầu hết các công ty lớn của Mỹ thực hiện chiến dịch cải tiến chất lượng. Và từ những năm 1990 trở đi, chính sách chất lượng được coi là chính sách kinh doanh chính. Các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hoạt động của chính phủ cũng bắt đầu quan tâm đến chất lượng.