ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động (Occupational Health and Safety - OH & S), cùng với cách hướng dẫn sử dụng, cho phép tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất OH & S trong việc phòng ngừa thương tích và thiệt hại sức khỏe.
ISO 45001 được định hướng áp dụng cho tất cả các loại hình và tính chất của bất kỳ tổ chức nào, bất kỳ quy mô nào. Tất cả các yêu cầu của ISO 45001 sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của tổ chức.
ISO 45001 cho phép một tổ chức, thông qua hệ thống quản lý OH & S, để tích hợp các khía cạnh khác về sức khỏe và an toàn, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe/phúc lợi công nhân; tuy nhiên, cần lưu ý rằng một tổ chức có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành để giải quyết các vấn đề đó.
Lịch sử hình thành:
Trước ISO 45001 – Tiêu chuẩn OHSAS 18001
Trước khi ISO 45001 ra đời, các tổ chức trên thế giới chủ yếu sử dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001 (Occupational Health and Safety Assessment Series), được phát hành lần đầu vào năm 1999 bởi một nhóm các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia và các cơ quan chứng nhận.
- OHSAS 18001 được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn để thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Tuy nhiên, OHSAS không phải là một tiêu chuẩn chính thức của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO).
Sự ra đời của ISO 45001
Nhận thấy nhu cầu cần có một tiêu chuẩn toàn cầu, được ISO công nhận, có tính khả thi cao và đồng bộ với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001 (chất lượng) và ISO 14001 (môi trường), ISO đã chính thức bắt đầu xây dựng ISO 45001 vào năm 2013.
- Quá trình phát triển kéo dài khoảng 5 năm với sự tham gia của hơn 70 quốc gia.
- Tiêu chuẩn chính thức được công bố vào ngày 12 tháng 3 năm 2018:
ISO 45001:2018 – Occupational Health and Safety Management Systems – Requirements with guidance for use
Thay thế OHSAS 18001
- Sau khi ISO 45001:2018 được ban hành, OHSAS 18001 bị rút lại hoàn toàn vào ngày 30/09/2021.
- Các tổ chức đã được chứng nhận theo OHSAS 18001 có 3 năm chuyển đổi để chuyển sang ISO 45001.
Điểm mới nổi bật của ISO 45001
- Áp dụng cấu trúc cấp cao (High-Level Structure) – giống với ISO 9001 và ISO 14001.
- Nhấn mạnh vai trò lãnh đạo cao nhất và sự tham gia của người lao động.
- Mở rộng khái niệm quản lý rủi ro, bao gồm cả yếu tố cơ hội.
- Tích hợp dễ dàng với các hệ thống quản lý ISO khác, giúp tổ chức triển khai hiệu quả và đồng bộ.
Các yêu cầu của ISO 45001
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001?
Tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Hệ thống quản lý OH&S sẽ cho phép tổ chức cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình bằng cách:
- Xây dựng và thực hiện chính sách và các mục tiêu OH&S
- Thiết lập các quá trình có hệ thống xem xét "bối cảnh" của tổ chức và có tính đến các rủi ro và cơ hội, các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
- Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S gắn với các hoạt động của tổ chức; tìm cách loại bỏ chúng, hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn.
- Thiết lập các kiểm soát vận hành để quản lý các rủi ro OH&S cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
- Nâng cao nhận thức về các rủi ro OH&S của tổ chức
- Đánh giá kết quả hoạt động OH&S và tìm cách cải tiến kết quả hoạt động đó thông qua các hoạt động thích hợp
- Đảm bảo người lao động có vai trò chủ động trong các vấn đề OH&S
Việc kết hợp các biện pháp này sẽ đảm bảo tăng cường danh tiếng của tổ chức như là một nơi làm việc an toàn, và có thể có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:
- Cải thiện khả năng đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật
- Giảm chi phí về tai nạn
- Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành
- Giảm chi phí đóng bảo hiểm
- Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự
- Thừa nhận đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế (có thể tác động đến khách hàng đang quan tâm đến trách nhiệm xã hội)
Đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn?
Câu trả lời đơn giản là Tiêu chuẩn này dành cho tất cả các tổ chức.
Bất kể tổ chức của bạn là doanh nghiệp nhỏ, hoặc một tập đoàn toàn cầu; một tổ chức phi lợi nhuận, một tổ chức từ thiện, một tổ chức đào tạo, hoặc một tổ chức chính phủ. Miễn là tổ chức của bạn có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức đó.
Tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi các tổ chức có các hoạt động với mức độ rủi ro thấp cũng như những tổ chức lớn và phức tạp có mức độ rủi ro cao. Trong khi Tiêu chuẩn yêu cầu các rủi ro OH&S phải được giải quyết và kiểm soát thì tiêu chuẩn cũng có một cách tiếp cận dựa trên rủi ro cho hệ thống quản lý OH&S để đảm bảo: – a. hệ thống có hiệu lực; – b. được cải tiến để đáp ứng "bối cảnh" thay đổi liên tục của tổ chức.
Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro này phù hợp với cách các tổ chức quản lý các rủi ro "kinh doanh" khác của mình và từ đó khuyến khích việc tích hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn vào các quá trình quản lý tổng thể của các tổ chức.
ISO 45001 liên quan đến các tiêu chuẩn ISO khác như thế nào?
ISO 45001 tuân theo phương pháp cấu trúc cao cấp đang được áp dụng cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, như ISO 9001 (chất lượng) và ISO 14001 (môi trường). Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác cũng đã được xem xét (như OHSAS 18001 hoặc "Hướng dẫn ILO - OSH" của Tổ chức Lao động quốc tế) và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILSs).
Khi tiêu chuẩn này được công bố, những tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này sẽ thấy các yêu cầu của tiêu chuẩn đều phù hợp với các tiêu chuẩn khác. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển đổi khá dễ dàng từ sử dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý OH&S hiện có sang sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001, đồng thời cũng sẽ giúp tạo sự liên kết và tích hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO khác về hệ thống quản lý vào các quá trình quản lý tổng thể của tổ chức.