• Tiếng Việt
  • English

HOT LINE: 0918045839 - 0946711679

Tháp nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow mô tả các mức độ nhu cầu của con người thông qua mô hình tháp nhu cầu. Theo đó tháp nhu cầu bao gồm 5 cấp độ:tto_83151151
  • Cấp độ 1 hay còn gọi là cấp độ “sinh lý” hoặc “sinh tồn”. Nhu cầu của con người ở cấp độ này được mô tả là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, đó là: cơm ăn, áo mặc và chỗ ở.
  • Cấp độ 2 hay còn gọi là cấp độ “an toàn và an ninh”. Theo Maslow, khi các nhu cầu ở cấp độ 1 được thỏa mãn: con người có cơm ăn, áo mặc và chỗ ở thì sẽ hình thành các nhu cầu ở cấp độ 2, đó là: an toàn và an ninh cho bản thân. Khi đó con người muốn được an toàn, muốn ổn định để phát triển
  • Cấp độ 3 hay còn gọi là cấp độ “xã hội”. Khi nhu cầu ở cấp độ 2 được đáp ứng, các mong muốn của con người sẽ tiếp tục phát triển tạo thành các nhu cầu ở cấp độ 3, đó là nhu cầu khẳng định cái tôi của cá nhân trong xã hội. Nhu cầu này được thể hiện trong mỗi cá nhân con người: họ muốn được yêu, muốn được nhận ra và tôn trọng bởi cộng đồng, muốn được tham gia các hoạt động xã hội, muốn đóng góp bản thân cho cộng đồng…vv
  • Cấp độ 4 hay còn gọi là cấp độ “tự trọng”. Ở cấp độ này, con người có xu hướng hướng đến sự vinh danh của bản thân trong cộng đồng xã hội. Con người ở cấp độ này luôn muốn trở thành người có ích trong xã hội, có một chỗ đứng trong cộng đồng và nhận được sự tôn trọng, kính nể từ những người xung quanh
  • Cấp độ 5 hay còn gọi là cấp độ của sự “tự khẳng định”. Lúc này con người có xu hướng mãnh liệt hoàn thiện bản thân và luôn ước mơ đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp và cuộc sống. Nhu cầu đó thể hiện thông qua việc con người luôn luôn muốn làm những gì mình thích và hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu đó.

Và theo Maslow, nhu cầu của con người phải dần hình thành và phát triển thông qua từng cấp độ, không thể có sự “nhảy vọt” và bỏ qua một mức nhu cầu trước khi sang một mức nhu cầu cao hơn.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiêm túc bàn lại một vấn đề phát sinh: vậy đâu là ranh giới giữa nhu cầu cấp độ 1 “sinh tồn” và cấp độ 2 “an toàn và an ninh cho bản thân”.

Để tồn tại (tức là để có cơm ăn, áo mặc và chỗ ở), chúng ta cần lao động và thành quả lao động (tiền hoặc vật chất) sẽ giúp chúng ta tồn tại. Không ai có thể phủ nhận được điều này. Nhưng nếu vì để tồn tại mà chúng ta phớt lờ các yếu tố đảm bảo sự an toàn và an ninh cho bản thân hoặc cố tình đưa ra một lý do để phớt lờ (ví dụ lý do: vì cuộc sống, vì mưu sinh). Và nếu theo tháp nhu cầu của Maslow thì những lý do này nghe rất có lý: đơn giản vì chúng ta vẫn đang phải loay hoay, vật lộn để kiếm sống và để tồn tại. Nói cách khác là chúng ta vẫn đang ở cấp độ 1 và cần có thời gian để lên cấp độ 2 khi chúng ta đã lo đủ những nhu cầu cơ bản để tồn tại.

Tôi từng nói chuyện với một anh công nhân treo mình trên cao để sơn tấm bảng quảng cáo gần sân vận động quân khu 7 mà không có bất kỳ một thiết bị bảo hộ lao động nào. Tôi đã kiên nhẫn đợi anh làm xong công việc và cầu trời cho sự may mắn đến với anh. Cuối cùng thì anh cũng làm xong công việc và “hạ cánh” an toàn. Tôi tiếp cận và anh vô cùng ngạc nhiên khi biết tôi đã đợi để được nói chuyện với anh. Anh cho biết anh nhận được 25.000 đồng cho một giờ làm việc và công việc kéo dài khoảng 5 giờ. Tôi nhẩm tính anh sẽ nhận được 125.000 đồng khi hoàn thành công việc. Tôi hỏi anh có đáng không khi anh chấp nhận rủi ro có thể bị tai nạn nặng, thậm chí chết người nếu ngã xuống từ trên cao như vậy? Anh hỏi ngược lại tôi: “Nếu tôi không làm vậy thì vợ và con gái tôi sẽ sống bằng gì?”Câu hỏi của anh làm tôi im lặng, không phải vì tôi không biết câu trả lời mà vì tôi cảm nhận thấy nỗi đau từ sâu thẳm trong lòng. Lại một lần nữa tôi được nghe một lý do – đó là vì: cơm, áo, gạo, tiền. Tôi hỏi lại anh, hôm nay anh có thể kiếm được 125.000 đồng và cứ cho rằng ngày mai anh cũng sẽ kiếm được số tiền tương tự như vậy và gia đình anh cũng sẽ tồn tại thêm một ngày nữa. Và họ sẽ chấm dứt sự tồn tại nếu một ngày nào đó anh bị tai nạn, và lúc đó anh không thể kiếm được bất kỳ một đồng nào chứ đừng nói đến 125.000 đồng như anh đang làm được như ngày hôm nay. Anh im lặng nhìn tôi rồi quay đi. Tôi nhìn theo bóng dáng anh khuất dần theo hoàng hôn chạng vạng của buổi chiều Sài Gòn và thầm mong “thần may mắn” sẽ mỉm cười với anh mãi mãi. Tôi biết anh đã hiểu được ý nghĩa của câu chuyện với tôi. Tôi chỉ mong một điều anh nhận ra sự quan trọng của an toàn, sức khỏe của chính anh vì điều đó không chỉ cho riêng anh mà còn cho vợ và con gái anh, những người đang mong ngóng anh về vào mỗi buổi chiều. Sẽ là khủng khiếp lắm, kinh hoàng lắm và tội nghiệp lắm cho họ nếu cũng vào một buổi chiều họ sẽ không còn được đón anh về như bao ngày nữa mà thay vào đó là bệnh viện, là sự trông đợi vào các bác sỹ sẽ cứu anh khỏi lưỡi hái tử thần sau một tai nạn lao động.

Tháp nhu cầu Maslow vẫn là một đề tài thú vị để thảo luận mỗi khi nói về sự phát triển nhu cầu của con người. Nhưng tôi thực sự muốn sửa lại cho chính xác hơn: KHÔNG THỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC RANH GIỚI GIỮA NHU CẦU CẤP ĐỘ 1 VÀ NHU CẦU CẤP ĐỘ 2. HAI MỨC ĐỘ NHU CẦU NÀY PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG NHƯ NHAU VÌ MỘT KHI NHU CẦU VỀ AN TOÀN VÀ AN NINH KHÔNG ĐƯỢC ĐÁP ỨNG ĐẦY ĐỦ THÌ NHU CẦU TỒN TẠI CŨNG SẼ BỊ ĐE DỌA NGHIÊM TRỌNG Các bạn ơi, hãy luôn tôn trọng sự an toàn và sức khỏe của chính bạn. Điều đó không phải chỉ cho riêng bạn mà còn cho cả gia đình bạn, cho bạn bè, đồng nghiệp những người luôn luôn yêu bạn, mong chờ bạn về nhà mỗi ngày để yêu thương họ và được họ yêu thương. Chúng tôi gọi đó là sự bình dị giá trị.Một khi sự tôn trọng đối với an toàn và sức khỏe của chính mình, thì điều bình dị nhất mà bạn đang hưởng thụ mỗi ngày đó cũng sẽ chấm dứt.  (Tổng hợp)

 

 

kinhnghiemtuvan

kinhnghiemdanhgia

 

quatrinh-tu-van-bar

tochuc-chungnhan

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

iso_tradoco

iso-nitto_denko_tape_materials

 

NITTO DENKO
TAPE MATERIALS
VIETNAM CO LTD

iso-fashion

iso-cholimex

iso-toyo

NEW TOYO

TISSUE

PAPER MILL

iso-picnic

iso-bvmatsg

iso-nifco

iso-thaisoncorp

iso-hainam

iso-petrovietnam

iso-becamexacc

iso-vtrecj

TIN TỨC NỔI BẬT

ISO-9001ISO 9001 đang được sửa đổi, dự thảo tiêu chuẩn ISO 9001 đã được giới thiệu và công bố. Có thể nói, lần sửa đổi này là bước tiến quan trọng trong quá trình sửa đổi ISO 9001, dự kiến phiên bản ISO 9001:2015 sẽ ban hành vào cuối năm 2015.